Như chúng ta đã biết, hầu hết các mẫu xe tăng hiện nay đều thuộc kiểu xe tăng chủ lực nên chúng thường có mục đích thiết kế khá là tương đồng nhau. Tuy nhiên, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, khi mà học thuyết quân sự về xe tăng vẫn còn rất
Như chúng ta đã biết, hầu hết các mẫu xe tăng hiện nay đều thuộc kiểu xe tăng chủ lực nên chúng thường có mục đích thiết kế khá là tương đồng nhau. Tuy nhiên, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, khi mà học thuyết quân sự về xe tăng vẫn còn rất đa dạng thì mỗi nước đều có cho mình một phong cách thiết kế riêng. Một số quốc gia thì thành công, nhưng một vài nước thì lại không được may mắn như vậy. Trong video ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn hãy cùng KTQS khám phá phong cách chế tạo xe tăng của 3 siêu cường cơ giới Mỹ, Đức và Liên Xô trong Đại chiến Thế giới lần thứ II, để xem những quốc gia này khác biệt với phần đông thế giới như thế nào.
Đầu tiên là Mỹ – Siêu cường số 1 thế giới thiết kế xe tăng với phương châm “Thoải mái trước đã, . còn lại mọi thứ từ từ tính sau”. “Chẳng có lính nào sướng hơn lính Mỹ” . câu nói này có lẽ không bao giờ sai cả. Với sức mạnh kinh tế cực kỳ bá đạo của mình, . chẳng lạ gì khi mà chính phủ Hoa Kỳ chăm chút cho những người lính trong quân đội . của họ đến từng miếng ăn giấc ngủ, và lính xe tăng cũng không ngoại lệ. . Xe tăng Mỹ tuy không được đánh giá cao về tính thực dụng như hàng của Liên Xô nhưng . chắc chắn một điều rằng lính xe tăng của Liên Xô không bao giờ sướng bằng lính Mỹ. . Xe tăng do quốc gia này chế tạo thường có không gian nội thất rộng rãi, được hoàn thiện tốt đến . từng chi tiết, thoải mái và đầy đủ tiện nghi. Điển hình trong số những mẫu xe tăng của Mỹ . chắc chắn phải kể đến M4 Sherman, chiếc xe tăng này không chỉ có những yếu tố vừa nêu mà còn có.
Những thứ hay ho khác như ghế bọc da và có hệ thống ghế nhún giảm xóc giúp người lính đỡ . ê mông hơn khi di chuyển trong những khu vực địa hình xấu. Nếu để ý thì các bạn sẽ thấy lính tăng . Liên Xô hầu hết sẽ được “tọa lạc” trên một chiếc ghế bằng sắt. Ngoài ra thì xích của M4 cũng được . đệm cao su nên di chuyển êm và ít ồn. Màu sắc bên trong xe cũng bắt mắt hơn hàng Liên Xô, . đến nỗi lính Hồng Quân còn phải công nhận lái chiếc này sướng hơn đàn “gián” T34 nhiều. . Tuy nhiên, được cái này thì phải mất cái kia. Phần cao su trên bánh xích xe tăng của M4 Sherman rất . kém bền và đã có những trường hợp nó bị chảy ra khi chạy trên đường nhựa giữa trời nắng gắt. Hậu . quả là bánh xích bị kẹt cứng bởi cao su dẻo và chiếc xe tăng gần như tê liệt. Phần nội thất xe . rộng rãi nên cũng làm thân xe to ra và dễ ăn đạn hơn. Giáp hông của M4 kém hiệu quả so với T34 của.
Liên Xô do mỏng và không được vát nghiêng. Tuy nhiên, tai tiếng của chiếc xe tăng này . chỉ thực sự nghiêm trọng khi nó chạy bằng xăng nên rất dễ bắt cháy khi bị bắn trúng . động cơ và thùng nhiên liệu. Đến nỗi lính đức đã gọi nó bằng cái tên “Tommy Cooker”, . tức là “nồi nấu lính Mỹ”! . Các mẫu xe tăng hạng nặng của Mỹ như T29 và T30 đều rất mạnh, nhưng . do xuất hiện quá muộn nên chúng đã bỏ lỡ dịp lấy lại danh tiếng cho xe tăng Mỹ trong Thế chiến II.. Tiếp theo là Đức Quốc xã và “sở thú” đắt tiền không được việc của Hitler . Tôi phải công nhận là lực lượng tăng thiết giáp của Phát xít Đức trong giai đoạn đầu của Chiến . tranh thế giới lần thứ II thực sự là cơn ác mộng cho quân Đồng minh, còn về sau thì đỡ nhiều rồi! . Không ai có thể chối cãi một điều rằng những chiếc xe tăng thuộc hàng “mũi.
Nhọn” của Đức thời kỳ cuối Thế chiến II rất mạnh. Tuy nhiên chúng lại không đủ hiệu quả . để mang về lợi thế cho quân đội Phát Xít trên chiến trường, đặc biệt là mặt trận phía Đông, . khi mà những chiếc xe tăng Liên Xô làm đau đầu Hitler và đau mông lính của ông ta. . Những chiếc xe tăng Đức như Tiger, King Tiger, Panther, pháo chống tăng Elefant tất cả chúng . đều có một điểm chung là to, nặng, đắt tiền, chậm chạp, kém tin cậy, mạnh lúc đầu nhưng về cuối thì . lại yếu vô cùng. Chúng cực kỳ bá đạo đối với những đối thủ “nhẹ cân” hơn như M4 Sherman và T34 nhưng . lại rất dễ bị những đối thủ trang bị pháo chính cỡ nòng lớn của Liên Xô nã lụi không trượt phát nào. . Vì có “đặc sản” là kém cơ động và động cơ thường xuyên bị quá tải do xe quá nặng, đã khiến chúng . trở thành mồi ngon cho hỏa lực hạng nặng và rất khó để rút lui khi gặp tình thế bất lợi..
Điển hình là chiếc King Tiger nặng đến ngót nghét 70 tấn trong khi động cơ thì chỉ có 690 mã lực, gặp ổ phục kích thì xem như nằm chịu trận, động cơ của nó cũng thường xuyên phải chạy hết công suất nên rất dễ hỏng hóc. Thậm chí theo nhiều nguồn tin, 1 giờ hoạt động của King Tiger phải cần tới 10 giờ để bảo dưỡng. Con số này dù chưa được xác thực nhưng thực tế đã ghi nhận có nhiều chiếc bị bỏ lại do hết xăng, hoặc do kíp lái không thể sửa được nó trong điều kiện chiến trường. Hoặc, chúng ta có thể kể đến xe tăng Panzer VIII Maus – “chú chuột” 188 tấn nặng nhất thế giới mà gã “họa sĩ” người Áo vô cùng tâm đắc. “Chú chuột” này được bọc trong lớp thép cứng và dày tới 200mm.
Về mặt lý thuyết, lớp vỏ này đủ sức chống lại bất kỳ loại đạn pháo chống tăng hay vũ khí bộ binh nào của quân Đồng minh. Tuy có bộ giáp dày, giúp Maus giống như một pháo đài bất khả xâm phạm trước hầu hết mọi vũ khí, nhưng để di chuyển được pháo đài này lại không hề đơn giản và sẽ cần tới một động cơ động cơ diesel vô cùng mạnh mẽ có công suất khoảng 1.200 mã lực.
Tất nhiên động cơ càng mạnh mẽ bao nhiêu thì sẽ càng hao tốn nhiên liệu bấy nhiêu và khiến nó gặp nhiều bất lợi. Đơn cử như việc chứa nhiều nhiên liệu khiến Maus bị giảm tầm bắn do không có không gian mở rộng nòng súng. Chưa kể lượng khói thải ra từ dầu diesel sẽ buộc xe phải có một hệ thống thông gió tốt để đảm bảo không khí bên trong có đủ cho toàn bộ kíp lái.
Thêm một bất lợi khác nữa là nó gặp rất nhiều khó khăn khi đi qua những cây cầu có tải trọng . yếu. Một chiếc xe tăng như Maus chắc chắn phải rất chật vật để có thể đi qua nhiều cây cầu tại . Châu Âu lúc bấy giờ và ngay cả đường sông lại càng khó hơn. Các bạn cứ tưởng tượng một chiếc . xe tăng nặng gần 200 tấn mà rơi xuống sông thì chỉ riêng thời gian dành cho việc trục vớt thôi . đã khiến Đức Quốc xã chậm hơn đối thủ 1 bước rồi. Đúng là kỳ vọng ban đầu bao giờ cũng cao hơn thực . tế, và rồi Hitler cùng Đế chế Thứ ba của ông ta đã phải thẳng thắn thừa nhận rằng, . một chiếc xe tăng như Maus quả thực không hề khả thi trong lúc chiến đấu. Để chế tạo nên một chiếc . Maus quá tốn tài nguyên và khả năng thực chiến kém với hàng loạt các hạn chế mà tôi vừa đề cập. . Nếu Maus được đem ra phục vụ ngoài chiến trường Tây Âu thì tôi tin nó cũng sẽ trở.
Thành một miếng thịt béo bở cho đối phương lao vào xâu xé. Thế nên chỉ có 2 chiếc được lên . khung. Một chiếc đã và đang được trưng bày trong bảo tàng xe tăng Kubinka ở Mátxcơva, . chiếc còn lại thì bị phá hủy do quân Đức không muốn chiếc này cũng chung số phận như chiếc kia.. Còn bây giờ, hãy cùng KTQS đến với Liên Xô – nơi các kỹ sư . thiết kế xe tăng theo chủ nghĩa “thực dụng” Có thể nói học thuyết quân sự và công nghệ về . chế tạo xe tăng của người Nga là thành công nhất trong giai đoạn cuối Đại chiến Thế giới lần thứ . II. Họ có những mẫu xe tăng xuất sắc đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân đội Phát Xít và nhận được . sự kính nể của các kỹ sư quân sự phe Đồng minh. Ở đây, tôi có thể kể đến xe tăng IS2 được bọc . giáp tốt và bố trí một cách tối ưu, độ cơ động vừa đủ, vận hành đáng tin cậy và hỏa.
Lực cực mạnh với cỡ nòng 122mm. Khẩu pháo của IS2 có thể khạc ra viên đạn nặng 25kg, . đủ để xuyên thẳng mật bất kỳ mẫu xe tăng nào của Đức thời điểm đó. Đại tướng Heinz Guderian . của Đức Quốc xã đã ước tính, phải cần đến 3 chiếc tăng Tiger để hạ được một chiếc IS2. . Và chiếc xe tăng này đáng sợ đến nỗi lính đức đã gọi nó bằng cái tên “Doom”, tức là “Quỷ dữ”. . Tiếp đến là ISU152, con này thì còn dã man hơn nữa. Như tên gọi của mình thì ISU-152 trang bị . pháo chính có cỡ nòng lên đến 152mm và mỗi viên đạn xuyên giáp của nó nặng tầm 48,78kg, . đủ sức để thổi bay tháp pháo bất kỳ xe tăng nào của Đức Quốc Xã tại mọi khoảng cách. Lính đức . cũng đã đặt cho con quái vật này một cái tên thân thương là “Dosenöffner”, có nghĩa là “dụng cụ khui . đồ hộp” vì chiếc xe tăng nào ăn đạn của nó thì “há miệng” không khác cái hộp bị khui là bao..
Còn tăng T34, thường được các bạn yêu lịch sử ở Việt Nam gọi bằng biệt danh trìu mến là “con . gián”, đó là bởi sức sống mãnh liệt của dòng xe tăng huyền thoại này. Tuy sức mạnh của nó không có . cái gì là nhất nhưng cái gì cũng làm được kha khá.. T34 cực kỳ tin cậy, chi phí sản xuất cực thấp . và rất cơ động. Dòng xe tăng này cũng có cấu tạo đơn giản nên rất dễ bảo dưỡng và sản xuất hàng loạt, . nếu một chiếc T34 bị tiêu diệt thì Liên Xô lại có thể sản xuất ra nhiều chiếc nữa . bằng sức mạnh công nghiệp khủng khiếp của mình. Khi Đại chiến Thế giới lần thứ II nổ ra thì các . nhà máy T34 nằm sâu sau dãy Ural đều không bị ảnh hưởng của các cuộc ném bom của không quân Đức và . có thể tăng công suất sản xuất hỗ trợ cho nhau để bù cho số bị thiếu hụt khi một nhà máy gặp vấn đề. . Với cùng một chi phí, phía Đức sản xuất được 1 xe tăng Tiger thì phía Liên Xô có thể sản xuất từ 78. Nếu bạn muốn xem thêm thông tin về các dịch vụ đào tạo SEO, nhấn ngay link sau đây: https://dichvuseo.biz.vn/dao-tao-seo
Xe tăng T34. Do đó trong chiến trận, phía Đức phải tiêu diệt được 7-8 xe tăng T-34 với mức tổn thất 1 xe tăng Tiger thì mới có cơ hội thay đổi hướng có lợi về phía mình, cam đoan là tỷ lệ này phía Đức không thể nào có thể đạt được, bằng chứng là đội quân của Đế chế thứ ba đã “trượt vỏ chuối” ngay trước cửa ngõ Mátxcơva. Thêm 1 thông tin thú vị nữa dành cho các bạn, thành phố Chelyabinsk tại vùng núi Ural Nga là nơi sản xuất chính loại xe tăng này nhiều đến nỗi nó được gọi là Tankograd thành phố xe tăng. Đã có 57.000 chiếc xe tăng dòng T34 gồm 34.780 chiếc nguyên mẫu và 22.559 chiếc T34-85 được sản xuất trong Thế chiến II, góp phần không nhỏ vào sự thành công của cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và tiêu diệt chủ nghĩa Phát Xít của Liên Xô.
https://youtu.be/dP-Z6kshGKANhư chúng ta đã biết, hầu hết các mẫu xe tăng hiện nay đều thuộc kiểu xe tăng chủ lực nên chúng thường có mục đích thiết kế khá là tương đồng nhau. Tuy nhiên, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, khi mà học thuyết quân sự về xe tăng vẫn còn rất