Nghiêm Liên Sáng – Phái. Nghiêm là người dứng đầu trong nhóm tứ trụ đời thứ hai. Để có được tác phẩm lớn như này, ông phải có rất nhiều nghiên cứu. Từ những năm 70, ông đã nghiên cứu rất sâu những hình trong trống đồng và những họa tiết trong đình l
Nghiêm Liên Sáng – Phái. Nghiêm là người dứng đầu trong nhóm tứ trụ đời thứ hai. Để có được tác phẩm lớn như này, ông phải có rất nhiều nghiên cứu. Từ những năm 70, ông đã nghiên cứu rất sâu những hình trong trống đồng và những họa tiết trong đình làng. Và để ra được bức Gióng, ông đã phải làm rất nhiều phác thảo. Những tiểu họa của Nghiêm, những tiểu họa của Việt Nam. Tại sao tranh của Việt Nam không vượt được thành những tác phẩm lớn trên thế giới? Bởi vì chúng ta không có tranh trên khổ 1 mét. Thời kì đó vẽ tranh rất khó khăn. Để có vật phẩm cho họa sĩ sáng tác rất ít. Để có một bức tranh sơn mài lớn thế này phải có rất nhiều bức phác thảo.
Họ tiết kiệm từng quỳ vàng, từng lạng son, từng lạng màu để có thể sáng tác ra tác phẩm lớn. Nên giống như máy ảnh cơ và máy ảnh số bây giờ, để có phim chụp rất khó thì ngày xưa cũng như vậy. Đó là tại sao nó trở nên quý hiếm. Các tranh của ông, như tranh Gióng đã được coi là bảo vật quốc gia. Và đặc biệt, ông có dành hơn chục năm để sáng tác bộ tranh là bộ tranh Kiều minh họa truyện Kiều và được in với tất cả tâm huyết của ông thành một khổ lớn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của lịch sử và những ý kiến, bộ tranh về Thúy Kiều của bậc họa sư Nguyễn Tư Nghiêm đã không được in ra và ban hành. Đó là một điều tiếc trong cuộc đời của ông.
https://youtu.be/jHRvMxKvdAUNghiêm Liên Sáng – Phái. Nghiêm là người dứng đầu trong nhóm tứ trụ đời thứ hai. Để có được tác phẩm lớn như này, ông phải có rất nhiều nghiên cứu. Từ những năm 70, ông đã nghiên cứu rất sâu những hình trong trống đồng và những họa tiết trong đình l